Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Bệnh nha chu là nguyên nhân chính gây ra mất răng và các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường, bệnh về phổi…Vậy bệnh nha chu là gì? Và cách phòng tránh như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng. Tổ chức này bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu. Tổ chức này giúp cho răng giữ chắc chắn trong xương hàm và bảo vệ răng trước các tác động của vi khuẩn. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh thì răng không được bảo vệ tốt sẽ yếu đi và lây bênh theo. Bênh nha chu là bệnh phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh này thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu

Nguyên nhân dẫn tới bệnh nha chu

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Sự tích tụ số lượng các vi khuẩn trong mảng bám răng là yếu tố khởi phát bệnh nha chu. Nếu không được loại bỏ thì mảng bám sẽ bị vôi hóa thành vôi răng (cao răng ). Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.Chính vì vậy mà trong điều trị bệnh nha chu ngoài các kỹ thuật điều trị chuyên biệt thì vấn đề vệ sinh răng miệng được xem như là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Nguyên nhân bệnh nha chu

Vệ sinh răng miệng – nguyên nhân chính

Những dấu hiệu của bệnh nha chu

– Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.

– Vôi răng đóng ở cổ răng

– Chảy máu nướu khi chải răng.

– Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.

– Hơi thở hôi.

– Có cảm giác không bình thường khi nhai.

– Răng lung lay.

– Răng di chuyển và thưa ra.

– Nướu răng sưng, có mủ và chảy máu

Dấu hiệu bệnh nha chu

Răng thưa – dấu hiệu của bệnh nha chu

Diễn tiến của bệnh nha chu

Bệnh diễn biến một cách thầm lặng nên người bệnh thường ít chú ý. Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành. Cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Bệnh nha chu – biến chứng nguy hiểm

Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lung lay răng, lệch răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bệnh nha chu có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như:

Bệnh tim mạch và chứng xơ vữa mạch máu

Nguy cơ cổ điển của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol huyết và thuốc lá chiếm đến 1/2 – 2/3 nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân bị viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người không viêm nha chu. Viêm nhiễm nướu răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tương đương với những nguy cơ cổ điển.

Tiểu đường

Nguy cơ của viêm nha chu đối với bệnh tiểu đường rất lớn vì người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng mà viêm nha chu là ổ nhiễm trùng thường trực trong miệng.

Nhiễm khuẩn huyết

Vết trầy da cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thoáng qua. Trong miệng, sự nhiễm huyết có thể xảy ra sau nhổ răng hay một can thiệp nào khác. Viêm nha chu cũng có khả năng gây nhiễm trùng huyết.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Nhiễm trùng huyết từ bệnh nha chu có thể gậy tổn thương van tim và nội tâm mạc. Những người khỏe mạnh có tình trạng nha chu bình thường sẽ ít xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Với những người bị sa van hai lá, bị thấp khớp thì phải được điều trị kháng sinh dự phòng, khi cần điều trị nha khoa bằng phẩu thuật.

Sinh non nhẹ cân

Qua một số nghiên cứu cho thấy bệnh viêm nha chu còn là mối nguy cơ cho sinh non – nhẹ cân.

Bệnh đường hô hấp

Viêm phổi là bệnh do các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus tấn công mô phổi gây ra. Bệnh thường nặng và có thể gây tử vong. Viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng ngày càng nguy hiểm vì tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, bệnh viêm nha chu là một ổ nhiễm các vi khuẩn thường trực trong miệng.

Bệnh nha chu ở phụ nữ

Phụ nữ bước vào thời kỳ dậy thì, lúc hành kinh, mang thai hay mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao. Do cơ thể có sự xáo trộn nội tiết tố làm tăng sinh mao mạch. Đặc biệt khi có thai ở miệng thai phụ xuất hiện những u nướu, thông thường u nướu này sẽ tự biến mất sau khi sinh nhưng nếu sau thai kỳ mà u nướu vẫn còn thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được phẫu thuật. Vì thế, phụ nữ cần chú ý hơn đến vệ sinh răng miệng để hạn chế mắc bệnh nha chu.

Phòng ngừa bệnh nha chu

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước quan trọng công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bênh nha chu phải đến ngay các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời và đúng đắn.

Bệnh nha chu có thể phòng ngừa một cách dễ dàng nếu tuân thủ đúng :

– Tránh hút thuốc lá

– Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ

– Luôn dùng bàn chải mềm,không chải răng theo chiều ngang mà nên chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng vì sẽ gây hở khe răng, chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.

dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng

Bệnh nha chu có thể chữa khỏi?

Bệnh nha chu diễn tiến qua 2 giai đoạn, viêm nướu và nha chu viêm. Nếu giai đoạn được phát hiện và điều trị bằng cách cạo vôi răng và đánh bóng là có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bước sang giai đoạn nha chu viêm thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn phải can thiệp bằng phẫu thuật nhưng kết quả đem lại có thể không như mong đợi.

Khám răng thường xuyên và định kỳ tại trung tâm nha khoa là cách hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: