Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Báo Đồng Nai – Chỉnh nha chu, hay còn gọi là niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa giúp sắp xếp lại các răng đều đặn theo đúng vị trí, làm cho hàm răng đẹp hơn giúp bạn có một nụ cười tự tin khi giao tiếp.

Những lưu ý khi niềng răng, chỉnh nha chu
Những lưu ý khi niềng răng, chỉnh nha chu

Ngoài ra, chỉnh nha cũng là biện pháp điều trị các khuyết tật ở xương hàm – mặt, giúp giao tiếp tự tin hơn.

Chỉnh nha ở tuổi nào là tốt nhất?

Theo bác sĩ Nguyễn Công Viên (Phòng khám nha khoa Sài Gòn – Biên Hòa), lứa tuổi nào cũng có thể chỉnh nha. Nhưng đối với những trường hợp trẻ em có hàm răng bị xô lệch, bị các khuyết tật về hàm – mặt do có tật xấu mút môi, mút ngón tay, chống cằm lâu tạo nên… thì tuổi chỉnh nha tốt nhất là 8 -10 tuổi, vì lúc này xương của trẻ chưa phát triển hoàn tất, các quy trình điều chỉnh sắp xếp các răng lại đều đặn thực hiện sẽ dễ dàng, đơn giản hơn và nhanh hơn so với tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người lớn thì không thể chỉnh nha được.

Chọn mắc cài phù hợp cho chỉnh nha

Ở những trường hợp cần điều chỉnh khác nhau, sẽ có những kiểu mắc cài khác nhau. Thông thường, để sự điều chỉnh đạt kết quả tốt nhất, người chỉnh nha sẽ phải mang mắc cài từ 1,5 – 2 năm. Ngày nay với kỹ thuật nha khoa hiện đại, có nhiều loại mắc cài với những ưu điểm khác nhau, giá cả và thời gian mang mắc cài cũng khác nhau.

Chẳng hạn mắc cài kim loại có thể kiểm soát tốt lực di chuyển răng, rút ngắn thời gian điều trị, từ 1,5 năm xuống còn khoảng 1 năm. Hệ thống mắc cài này được áp dụng cho những trường hợp phức tạp với răng-hàm có sự xô lệch lớn. Còn mắc cài sứ thẩm mỹ với những mắc dán trên răng có màu gần giống màu răng của người chỉnh nha, sử dụng mắc cài này thẩm mỹ hơn vì người giao tiếp rất khó nhận biết bạn đang chỉnh răng, tuy nhiên thời gian mang mắc cài loại này kéo dài tới 2-3 năm…

Những lưu ý trong thời gian chỉnh nha

Do phải mang mắc cài nên việc vệ sinh răng miệng của người chỉnh nha sẽ khó khăn hơn bình thường. Để không phải tốn nhiều thời gian vệ sinh hàm răng mang mắc cài, người chỉnh nha không nên sử dụng các thực phẩm có chất bám dính cao, như: cao su, kẹo dẻo, thực phẩm cứng (mía, bắp rang…). Không nên cắn mạnh, cắn miếng to một số loại thực phẩm, nên cắt thực phẩm thành từng miếng nhỏ để ăn và ăn các thực phẩm tốt cho răng, như: trái cây, chất xơ…

Tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ. Bỏ hẹn quá lâu kết quả sẽ không được như mong muốn; thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ như tự kiểm tra mắc cài có ở tình trạng tốt hay không, ngừng ngay thói quen cắn móng tay, mút ngón tay hoặc chống cằm, không được dùng bất kỳ vật cứng nào để tháo các mắc cài.

Khi đã kết thúc quá trình chỉnh nha, bạn vẫn cần duy trì việc chăm sóc răng và giữ gìn hàm răng của mình. Bởi theo thời gian, hàm răng sẽ có những đổi thay theo hướng xấu, kể cả những hàm răng có chỉnh nha cũng không tránh khỏi quy luật này.

Phương Liễu (ghi) – Nguồn Báo Đồng Nai

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: