Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Có những thói quen thường ngày chúng ta tưởng chừng chúng rất vô hại nhưng thật ra chúng rất có hại. Nếu không dừng lại, về lâu dài chúng sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của 1 hay nhiều răng. Một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng đó là nghiến răng, cắn môi, mút ngón tay …
Dưới đây là hình ảnh minh họa về những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng
Nghiến răng
Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa. Hoặc gây mòn nhiều răng dẫn đến cắn sâu
Cắn môi má
Trẻ thích cắn môi má thường có những tress tình cảm, thường xuất phát từ những bất hạnh và mâu thuẫn trong gia đình. Nhiệm vụ của nha sĩ là báo cho bố mẹ biết về thói quen này và hướng dẫn cách điều trị thích hợp.
Thở miệng
Trẻ thở miệng có thể do đường mũi bị cản trở, do đó có thói quen thở miệng hoặc trẻ thờ bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi. Răng bị lệch lạc thường gặp ở người thở miệng.
Mút môi
Mút môi lâu ngày dẫn đến các răng cửa dưới nghiêng ra trước, về phí môi, gây nên tình trạng răng chìa ra trước quá mức và răng trên che phủ răng dưới nhiều(cắn sâu).
Tự gây chấn thương
Trẻ có thể dùng bút chì, bút bi hay những vật sắc nhọn để tự gây tổn thương, thói quen mút ngón tay, nhất là ngón cái, các móng tay có thể làm trầy xước mô quanh răng.
Đẩy lưỡi hay nuốt lệch
Tật đẩy lưỡi làm các răng phí trước và thưa nhau . Có khi gây cắn hở (do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này).
Mút ngón tay
Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% trẻ 1 tuổi. Nếu thói quen này kéo dài đến thời kì mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc sắp xếp răng hoặc cả hai.
theo alobacsi.vn
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Bệnh nha khoa ,Điều trị bệnh nha khoa ,Kiến thức nha khoa ,Phòng bệnh nha khoa
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: