Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Trám răng là giải pháp nha khoa hiệu quả trong các trường hợp răng bị sâu, răng vỡ mẻ do tai nạn… Tuy nhiên trám răng có niềng được không đang là thắc mắc của nhiều khách hàng? Cùng bài viết sau tìm hiểu xem nhé?

Trám răng là gì?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng là kỹ thuật nha khoa giúp phục hồi chức năng của răng bị sâu, sứt mẻ về lại trạng thái ban đầu của nó. Thông thường chất liệu trám có thể là hợp chất kim loại hoặc composite.

Trám răng được áp dụng cho các trường hợp sâu răng, chấn thương, mòn răng hay đơn giản là trám để phòng ngừa bệnh lý hoặc do nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.

Niềng răng là gì?

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp dịch chuyển răng bằng cách sử dụng các loại khí cụ nha khoa chuyên dụng giúp mang lại cho khách hàng hàm răng đều đẹp và cân đối nhất.

Đây được xem là phương pháp chỉnh hình răng hiệu quả nhất hiện nay mà không cần đến phẫu thuật do hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội như: tính thẩm mỹ cao, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, giảm áp lực lên quai hàm…

Trám răng có niềng được không?

Có một số bạn lo lắng rằng không biết việc niềng răng đã trám rồi có ảnh hưởng gì không, họ lo lắng dưới tác động của lực kéo sẽ khiến vết trám bị ảnh hưởng.

Bởi vốn dĩ chất liệu trám thông thường được sử dụng là composite, mà vật liệu này lại tương đối cứng nên sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng như vậy đâu.

Ngoài ra bạn cần hiểu chính xác rằng phương pháp niềng răng sẽ kéo cả thân răng lẫn chân răng di chuyển, tức là nguyên cả 1 chiếc răng sẽ di chuyển cùng lúc chứ không phải là bóp hay xiết thân răng lại, do đó miếng trám gần như sẽ không phải chịu tác động quá nhiều của lực kéo.

Tuy nhiên, việc niềng răng trám cần được thực hiện ở các địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng. Vì nếu bạn chọn nha khoa kém chất lượng, quá trình niềng răng không đúng cách có thể gây nứt, vỡ răng trám. Điều này sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí để thực hiện trám răng lại từ đầu.

Lưu ý gì trước khi niềng răng?

Trước khi niềng răng bạn cần chú ý quan sát tình trạng răng miệng, các bệnh lý cũng như chăm sóc răng kỹ càng để tăng hiệu quả chỉnh nha.

Xác định tình trạng răng miệng

Trước khi niềng răng bạn cần lưu ý xác định tình trạng răng miệng để có thể lựa chọn được cho mình phương pháp chỉnh nha tốt nhất. Những trường hợp cần thực hiện phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ là:

– Răng hô móm: Răng mọc nhô ra trước hoặc mọc hướng vào trong.

– Răng mọc lệch lạc

– Răng thưa.

– Khớp cắn không chuẩn.

– Tìm hiểu và tư vấn kỹ với nha sĩ để chọn phương pháp phù hợp

Hiện nay có nhiều loại niềng răng như niềng mắc cài kim loại, mắc cài tự động, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu của mỗi người.

– Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài kim loại có ưu điểm bền, ít gãy vỡ, cho kết quả nhanh, giá thành lại kinh tế. Đây thường là chọn lựa của bậc cha mẹ dành cho con cái bởi ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng chưa có nhiều nhu cầu về mặt thẩm mỹ, giao tiếp.

– Niềng răng mắc cài sứ: Theo quan sát, mắc cài sứ được người trưởng thành chọn lựa nhiều hơn do yêu cầu thẩm mỹ. 

– Ngoài ra còn có mắc cài mặt trong, mắc cài tự buộc, mắc cài vô hình…nhưng chỉ định điều trị của các loại khí cụ này chưa thể đạt kết quả tối ưu với các ca điều trị phức tạp như mất răng, sai khớp cắn, răng mọc lệch nhiều…Vì thế bác sĩ thường phải khám răng kỹ càng trước khi kết luận bạn có sử dụng chúng được hay không.

Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng

Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín và chất lượng. Hiện nay, rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ, nhưng để có thể tin tưởng và “Chọn mặt gửi vàng” bạn nên chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.

Vệ sinh và chăm sóc răng niềng

Sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.

Chế độ ăn uống

Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng. Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:

– Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.

– Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.

– Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

– Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn còn thắc mắc về phương pháp trám răng có niềng được không, hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: