Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Tụt lợi là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Tụt lợi là dấu hiệu báo trước cho sự mất xi-măng ở chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng gây ê buốt răng và gây mất thẩm mỹ.

Nên làm gì khi bị tụt lợi?
Nên làm gì khi bị tụt lợi?

Tại sao lại bị tụt lợi?

Tụt lợi có thể là do viêm và không do viêm. Viêm lợi, viêm quanh răng nếu không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến tụt lợi. Bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được chữa trị kịp thời.

Tụt lợi không do viêm: do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là một yếu tố làm tình trạng tụt lợi thêm trầm trọng, do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt do sự co kéo quá mức của các phanh môi, má nên thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của những biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.

Nguyên nhân gây tụt lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người cao tuổi là chải răng bằng bàn chải lông quá cứng và chải răng không đúng cách. Nguyên nhân tụt lợi không do viêm thường chỉ liên quan đến một răng hoặc vài răng và thường gặp nhất là ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.

Tụt lợi do các nguyên nhân này thường thì không liên quan đến quá trình viêm của các tổ chức quanh răng. Nhưng nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi – niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.

Hậu quả khi bị tụt lợi là gì?

Hậu quả của tụt lợi là gây mất xi-măng chân răng, làm lộ ngà răng, tăng nhạy cảm răng khiến răng ê buốt, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn và gây mất thẩm mỹ.

Tình trạng mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt lợi gây ra ê buốt răng khi đánh răng, khi ăn thức ăn nóng, lạnh nhưng cũng có thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt do phản ứng làm dày lớp ngà sát tủy răng của cơ thể.

Bạn sẽ gặp phải một vấn đề thẩm mỹ đó là: răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt ở vùng răng cửa.

Tụt lợi sẽ không bao giờ gây lung lay răng hay mất răng nếu không kèm theo quá trình viêm của vùng quanh răng.

Phòng ngừa tụt lợi

Để phòng ngừa bị tụt lợi chúng ta nên chọn những bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách. Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch vôi răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp… nên đến phòng khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: