Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Bị ê buốt răng trong khi ăn uống mà không phải do sâu răng hay nha chu viêm là một trong những nguyên nhân khiến phần lớn người bệnh đến khám tại các phòng khám nha khoa hiện nay.
Mòn răng nguyên nhân chính gây ra ê buốt?
Mòn răng có nhiều nguyên nhân:
– Mòn răng cơ học: là do đánh răng quá mức và đánh không đúng cách. Nhiều bạn vẫn có thói quen chải răng theo chiều ngang và sử dụng bàn chải lông quá cứng.
– Mòn răng hóa học: chủ yếu xuất hiện ở mặt trong răng đối với những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản; thói quen ăn nhiều trái cây có vị chua, sử dụng các loại dược phẩm
– Mòn răng do quá trình ăn nhai: do khớp cắn bị lệch hoặc tật nghiến răng, thói quen ăn thức ăn cứng gây lực xoắn vặn quá mức lên răng cũng gây mòn cổ răng.
– Những yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức cứng của răng như: men, ngà làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.
– Do bệnh lý toàn thân như: gout, thấp khớp, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt…
Phòng ngừa mòn răng và giảm ê buốt răng thế nào?
Từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể phòng tránh mòn răng cũng như ê buốt răng dễ dàng bằng cách:
– Đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mền, chải dọc thân răng hoặc xoay quanh cổ răng nhẹ nhàng
– Sử dụng các loại thực phẩm và các loại dược phẩm một cách hợp lý để tránh các tác dụng phụ làm hại răng.
– Chỉnh nha sẽ giúp điều trị các lệch lạc về khớp cắn
– Khám răng định kỳ 6 tháng / lần để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu của mòn răng.
Điều trị mòn răng, ê buốt răng như thế nào?
Xác định rõ nguyên nhân gây mòn và tùy theo mức độ nặng nhẹ, sự nhạy cảm của răng, độ lan rộng của tổn thương, tuổi tác, tâm lý cùng với sự hợp tác của người bệnh… mà sẽ có những cách điều trị khác nhau:
– Nếu bạn chưa thấy ê buốt răng hay đau nhức trong khi mòn răng được phát hiện qua thăm khám thì đó chỉ là rãnh khuyết nhỏ việc điều trị mang tính dự phòng, tức loại trừ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh là chính.
– Nếu khi mòn răng đã gây các triệu chứng ê buốt răng khi ăn uống hoặc chải răng, dễ giắt thức ăn vào chỗ mòn gây cảm giác khó chịu… cần trám vùng khuyết cổ răng
– Nghiêm trọng nhất là răng đã bị tổn thương tủy không hồi phục, gây bệnh lý ở tủy và mô quanh chóp răng hoặc có nguy cơ gãy thân răng.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Bệnh nha khoa ,Kiến thức nha khoa
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: