Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Tụt lợi chân răng là tình trạng gặp phải ở nhiều người. Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì nó cũng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong quá trình ăn uống. Vậy tụt lợi chân răng chữa như thế nào, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tụt lợi chân răng là gì?

Tụt lợi chân răng là hiện tượng chân răng bị lộ ra nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do lợi co lại hoặc bị di chuyển quá mức về phía phần chóp răng.  Mặc dù nó không ảnh hưởng quá mạnh nhưng sẽ phát triển lâu dài và gây ra những hậu quả về sau. Đây chính là lý do vì sao những người trên 40 tuổi thường hay bị bệnh tụt lợi chân răng.

Hầu hết người bệnh bị ở mức độ nhẹ đều không mấy quan tâm nhưng chỉ đến khi nào xuất hiện các biểu hiện như đau nhức, ê buốt và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt thì mới thực sự lo lắng và tìm cách để chữa trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn này việc điều trị thường khó khăn và tốn kém chi phí hơn.

Tụt lợi chân răng chữa trị như thế nào?

Chữa tụt lợi chân bằng bằng kỹ thuật lấy cao răng

Sử dụng đầu lấy cao răng bằng sóng siêu âm để loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng và dưới nướu. Ưu điểm của phương pháp này là khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1 tiếng trên 1 lần điều trị.

Nhược điểm là không tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây viêm lợi. Hoặc làm tổn thương men răng, mô nướu nếu không làm đúng kỹ thuật. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau nhức và ê buốt răng nếu men răng yếu.

Phương này chỉ áp dụng hiệu quả đối với trường hợp tụt lợi nhỏ với triệu chứng như chảy máu chân răng hoặc hôi miệng.

Chữa tụt lợi chân bằng bằng kỹ thuật nạo túi nha chu

Trong phương pháp này, bác sẽ sẽ tiến hành gây tê sau đó loại bỏ vi khuẩn trong túi  lợi rồi khâu mô lợi lại. Ưu điểm là thời gian phẫu thuật nhanh chóng, loại bỏ ổ bệnh. Nhược điểm là người bệnh sẽ bị khó chịu khoảng vài ngày tùy cơ địa. Hơn nữa chi phí điều trị cao và phải đến thăm khám nhiều lần (tùy tình trạng).

Lưu ý là phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc cho con bú không nên nạo nha chu do phương pháp này sử dụng thuốc gây tê. Đối với trường hợp răng bị tụt lợi quá nặng sẽ không có hiệu quả vì nạo nha chu không có khả năng tái tạo mô lợi và xương quanh răng.

Chữa tụt lợi chân bằng kỹ thuật ghép mô lợi

Đầu tiên, bác sĩ tiến hành gây tê và phẫu thuật cắt ghép phần mô lợi phù hợp vào vị trí bị tụt lợi để phục hồi tổn thương và tái tạo lợi. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đòi hỏi tay nghề của bác sĩ chuyên sâu nên người bệnh cần phải lựa chọn được địa chỉ uy tín trước khi tiến hành điều trị. 

Trong quá trình trị, người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm sau khi phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. 

Nhược điểm của giải pháp này là chi phí điều trị khá cao. Đối với trường hợp răng bị tụt lợi, lung lay nhiều, xương hàm quanh chân răng bị tiêu đi thì áp dụng kỹ thuật này không hiệu quả. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú đều không được điều trị bằng phương pháp ghép mô lợi.

Chữa bị tụt lợi bằng kỹ thuật điều chỉnh xương ổ

Sau khi tiến hành chụp X-quang để kiểm tra mức độ tiêu xương quanh răng, bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê rồi tiến hành điều chỉnh xương ổ ở vị trí tụt lợi. 

Tụt lợi chân răng điều trị như thế nào? Tất cả đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Mong rằng những thông tin này sẽ trang bị cho bạn những hiểu biết chung nhất về bệnh lý này. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng  sẽ hạn chế các tác động đến sức khỏe và giúp hàm răng của bạn được chắc khỏe hơn.

 

 

 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: