Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Bệnh nha chu tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phá hủy răng của bạn. Vậy bệnh nha chu là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào và phải điều trị ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng nâng đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng, ảnh hưởng đến nướu và phá hủy xương ổ răng … Bệnh này hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên, người già.
Biểu hiện của bệnh nha chu
Người bị bệnh nha chu sẽ thường thấy xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Khi bị nha chu, nướu dễ bị viêm,nhiễm trùng thường có màu đỏ sậm, căng phồng dễ chảy máu khi đánh răng và ăn nhai đồ cứng.
- Lợi sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và nướu răng trở nên lỏng lẻo và không còn bám chắc vào chân răng như trước.
- Có nhiều mảng màu vàng nhạt bám quanh răng, còn gọi là vôi răng
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Răng lung lay và thưa dần
- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra
Tất cả gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh và nếu để lâu không được chữa trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể phá hủy răng hoàn toàn. Bệnh tiến triển âm thầm nên nhiều người không để đến.
Điều trị bệnh nha chu như thế nào?
Kế hoạch điều trị được xác định tùy theo dạng bệnh khi bệnh nhân đến khám. Thông thường có 4 loại điều trị căn bản thường được áp dụng:
A. Điều trị không phẫu thuật.
Đây là bước điều trị đầu tiên cho mọi kế hoạch điều trị bệnh nha chu. Ở giai đoạn điều trị này cần có sự hợp tác của bệnh nhân, nếu phối hợp tốt thì kết quả rất khả quan.
- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám hay phục hình răng không đúng kỹ thuật.
- Cố định răng nếu răng lung lay.
- Cạo cao răng: là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng, mảng bám làm láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu.
- Xử lý mặt gốc răng: nạo túi nha chu
Tuy nhiên, nếu sau khi điều trị không phẫu thuật, bệnh không thuyên giảm, phải tái khám và điều trị phẫu thuật.
B. Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ mô nha chu đã bị viêm, có thể phải cắt và tạo hình lại túi nướu và tương quan sinh lý với thân răng và xương ổ răng
C. Điều trị khẩn cấp
Khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc có ổ mủ thì sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Nhưng làm thế nào để biết được đó là ổ mủ nha chu?
Khi thấy có dấu hiệu nướu có màu đỏ, đau, sờ thấy phập phòng, răng bị lung lay vì nướu không còn chắc khỏe như trước, cuối cùng dẫn đến mất răng. Chính vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị kịp thời
D. Điều trị duy trì
Điều trị duy trì khi bệnh nhân đã được điều trị tốt, có nghĩa là làm thế nào để bệnh không tái phát, kiểm soát mảng bám vi khuẩn và tái khám định kỳ.
Xem thêm:
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Nha chu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: