Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Khi những chiếc răng sữa của các bé yêu trong gia đình đã đến thời điểm lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Điều này hết sức quan trọng với các bé vì đó là cột mốc để chúng ta giúp bé có một hàm răng đẹp và nụ cười thật lung linh.
Bé thay răng như thế nào?
Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.
Răng của trẻ sẽ được thay theo thứ tự: bắt đầu là răng cửa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Đầu tiên, 2 răng cửa hàm dưới sẽ được thay trước, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa hàm trên và những chiếc răng kế tiếp.
Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Làm gì khi bé thay răng?
Việc chăm sóc răng miệng cho bé khi đến tuổi thay răng là rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ răng miệng cho bé về sau.
Trước hết, bạn cần lưu ý đến những loại thực phẩm cho bé ăn. Hạn chế những loại thực phẩm giàu axit vì men răng của bé là một lớp mỏng, phủ bên ngoài hàm răng. Thực phẩm chứa axit đã được chứng minh rằng có ảnh hưởng không tốt tới men răng.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh cho bé ăn kẹo kiểu gôm, những thức ăn cứng, khó nhai. Không chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay.
Bạn cần để ý tới và tạo những thói quen tốt khi chăm sóc răng cho trẻ như:
• Vệ sinh răng miệng đều đặn.
• Không ăn thực phẩm quá nóng hay quá lạnh
• Không cho bé ăn đồ ngọt vào buổi tối.
• Nên đưa bé tới thăm khám nha khoa đều đặn
• Lựa chọn kem đánh răng giàu florua và lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho bé.
• Hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sỹ nha khoa.
• Thay vì cho bé dùng tăm nên cho bé dùng chỉ nha khoa thì tốt hơn.
Trẻ thay răng sớm có tốt không?
Trẻ thường thay răng sữa khi lên 6-7 tuổi. Tuy nhiên, không ít bé lại thay răng sớm hơn. Đối với những trường hợp này, các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý để đảm bảo sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho trẻ về sau.
Một số bé răng sữa lung lay sớm do bị sâu răng hoặc mắc các bệnh về răng miệng.Một số khác thay răng sớm lại không có nguyên nhân gì cụ thể.
Khi bé thay răng sớm, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh quan sát kỹ răng của trẻ.
Nếu màu sắc, vị trí, kích thước, hình dạng răng bình thường thì việc mọc răng sớm hơn so với lịch thông thường không có gì đáng ngại.
Ngược lại, trường hợp trẻ thay răng sớm do nguyên nhân bệnh lý lại cần có sự quan tâm đặc biệt và đưa tới các bác sỹ nha khoa để được chẩn đoán.
Để bé yêu thay răng an toàn
Thường thì các phụ huynh thường để cho con em mình thay răng luôn ở nhà,tuy tiện và đơn giản nhưng phương pháp đó cũng không thật đúng.Để đảm bảo cho bé yêu nhà mình có một hàm răng đẹp chắc khỏe, tốt nhất hãy đưa các bé tới các nha khoa để được hướng dẫn đúng cách và an toàn.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Răng miệng trẻ em
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: