Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng không nên nhổ răng khi mới ốm dậy, trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai,… vì có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Nhổ răng có thể nguy hiểm đến tính mạng
Khi bị ốm hay vừa mới ốm dậy chúng ta không nên đi nhổ răng vì lúc này sức đề kháng không tốt, khả năng đông máu kém, khiến cho việc cầm máu mất nhiều thời gian. Khả năng phục hồi cũng rất kém sau những tổn thương. Mà nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Mới ốm dậy bạn sẽ không có đủ sức khỏe để chống chọi lại sự đau đớn khi nhổ răng. Nên việc nhổ răng có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt, nếu nhổ răng số 8 khi mới ốm dậy thì sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm, lâu lành vết thương, không cầm được máu, thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt, nguy hiểm tính mạng khi không can thiệp kịp thời.
Những thời điểm tuyệt đối tránh đi nhổ răng
Chúng ta cần tránh nhổ răng trong những thời điểm như khi răng đang viêm, sau khi ốm sốt 1 – 2 tuần, giai đoạn kinh nguyệt… Vì nếu tiến hành nhổ răng sẽ đau đớn gấp nhiều lần so với bình thường, vết thương sẽ bị viêm, chảy máu nhiều, thậm chí không cầm được máu.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sỹ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Lưu ý sau khi nhổ răng
Theo những khuyến cáo của bác sĩ nha khoa thì sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò và chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành vết thương được thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống, khi mới nhổ răng xong cần ăn những thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước, tránh ăn thức ăn nóng vào ngày đầu sau phẫu thuật. Vệ sinh răng sạch sẽ, không chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ răng trong 24 giờ sau nhổ.
Sau khi nhổ răng sẽ có những hiện tượng như chảy máu, sưng, đau và biện pháp khắc phục là:
– Chảy máu: Để nhanh cầm máu, bạn cần cắn chặt bông gòn trong 30 phút. Không nên súc miệng mạnh, khạc nhổ hay dùng bất cứ vật dụng gì chọc ngoáy vào ổ nhổ răng. Không được ngậm hay súc miệng nước muối, hút thuốc hay dùng nước nóng. Nếu máu vẫn chảy ít thì bệnh nhân có thể tiếp tục cắn gòn. Trường hợp nếu máu chảy nhiều cần phải đến phòng khám nha khoa để được can thiệp kịp thời.
– Sưng: Vùng nhổ răng có thể bị sưng, mức độ khác nhau tùy vào độ khó của răng nhổ và cơ địa mỗi người. Để giảm tình trạng này bạn có thể chườm lạnh sau mỗi 20 phút, mỗi lần chườm khoảng 10 phút.
– Đau: Cảm giác đau sẽ xuất hiện khi thuốc tê không còn tác dụng. Khi đó bạn cần uống thuốc giảm đau và kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng theo chỉ định của nha sĩ.
Để đảm bảo an toàn bạn cần phải đến trung tâm nha khoa để được khám, chụp phim X – quang và tư vấn cụ thể hơn. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm nha khoa Sài Gòn B.H để được khám và tư vấn miễn.
Xem thêm:
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: