Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Độ tuổi mọc răng khôn được trung bình bắt đầu từ tuổi 16 đến 20. Tuy nhiên, trên thực tế răng khôn có thể mọc ở tất cả các độ tuổi. Vì vậy, khi hàm đã cấu trúc tương đối hoàn chỉnh thì phần đất của răng khôn thường rất hạn hẹp. Do đó răng khôn mọc lệch là hiện tượng phổ biến.

1.Đau nhức

Mọc răng khôn bị đau là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự xuất hiện của chiếc răng này.

Lúc này, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức quanh vùng lợi nơi răng khôn nhú lên. 

Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài vài ngày và thuyên giảm dần khi răng mọc đúng vị trí.

2.Lợi bị sưng

Bên cạnh triệu chứng đau nhức, mọc răng khôn bị sưng má do lợi sưng cũng là dấu hiệu đi kèm. 

Lúc này, bệnh nhân cần thận trọng khi vệ sinh răng miệng. Bởi nếu không cẩn thận đây có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập khiến lợi bị viêm nhiễm. 

Tương tự như tình trạng đau nhức răng, sưng tấy ở lợi kèm ra má sẽ hết khi răng khôn tìm được vị trí mọc ổn định và phù hợp.

3. Bị sốt

Mọc răng khôn bị sốt là hiện tượng thường xảy ra khi răng đang trong giai đoạn nhú lên.

Nguyên nhân là do tình trạng đau nhức và sưng tấy kéo dài khiến cơ thể nóng hơn giống như sốt.

Tình trạng này thường qua nhanh hoặc sau khi răng khôn mọc trồi lên sẽ hết. 

4. Hàm cử động không linh hoạt

Đây là dấu hiệu khá phổ biến, bệnh nhân sẽ có cảm giác khung hàm nặng nề hơn, cử động không nhanh nhẹn và thoải mái. 

Nhiều người thậm chí khi mọc răng khôn nuốt nước bọt đau và không há miệng để ăn nhai được. 

Như vậy có thể thấy, khi răng khôn mọc sẽ biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau.

Nhất là với các trường hợp mọc lệch, mọc ngầm càng biểu hiện rõ ràng hơn. Từ đó khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu. Vì vậy, việc xác định sớm và xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết. 

1.  Trường hợp răng khôn mọc ngầm

Với trường hợp răng khôn mọc ngầm thường xảy ra khi một vạt nướu đề lên phía trên. Từ đó, khiến răng khôn không thể trồi hẳn lên trên được và vùng lợi nơi có răng khôn sẽ kích thích gây viêm nhiễm.

Lúc này, nếu không xử lý sớm sẽ dẫn tới mưng mủ, dịch nhiều tại vùng lợi, hôi miệng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số người còn có triệu chứng sốt nhẹ và đau vùng lợi. 

Xem thêm: Vì sao hầu hết răng khôn thường phải nhổ bỏ?

2. Trường hợp răng khôn mọc ngang

Răng khôn mọc ngang hay còn gọi là răng khôn mọc lệch 90 độ. Đây là chiếc răng mọc ngầm bên trong xương hàm và phát triển theo phương ngang, không trồi lên khỏi nướu lợi. 

Đồng thời, càng mọc lớn thì răng càng gây đau nhức, sưng tấy khiến bạn khó há miệng, mệt mỏi… Hơn thế, vì mọc đâm ngang vào răng số 7 nên sẽ gây xô đẩy, chèn ép các răng khác về phía trước. Từ đó, gây đau nhức cũng như khiến các răng mọc xô lệch, khấp khểnh và mất thẩm mỹ. 

Thậm chí, khi răng khôn mọc lệch 90 độ không được nhổ bỏ sớm còn tác động xấu tới răng số 7. Khiến răng này bị hủy hoại chân răng, yếu dần đi và có nguy cơ lung lay, sâu răng, viêm tủy và thậm chí mất răng. 

3. Trường hợp răng khôn mọc lệch ra má

Biểu hiện của răng khôn mọc lệch ra má thường là chiếc răng này cọ xát vào má khi giao tiếp hay ăn nhai. 

Lúc này, bạn sẽ thấy cộm cấn ở trong cung hàm rất khó chịu. Nếu để lâu thậm chí còn gây trầy xước, má sưng to và đau nhức khiến khuôn mặt mất cân đối. 

Nhiều trường hợp còn khiến nướu răng bị viêm, nhiễm trùng và tác động xấu tới các răng xung quanh. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch ra má sẽ tạo thành khe hở với răng số 7. 

Chính điều đó khiến thức ăn bị nhét vào, khó vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm, sâu răng, hôi miệng… Có thể thấy, răng khôn mọc lệch biểu hiện qua nhiều tình trạng răng khác nhau.

Do đó, để biết chính xác mình bị răng khôn mọc lệch theo hướng nào. Đồng thời, cách xử lý ra sao hiệu quả hãy tới trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám.

Xem thêm: 3 quan điểm sai lầm về răng khôn

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: