Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Răng sâu có thể được chia làm nhiều mức độ khác nhau và không hẳn cứ răng nào bị sâu thì phải nhổ bỏ đi. Thực tế vẫn có những trường hợp răng sâu được khôi phục và bảo toàn khá tốt giúp người bị răng sâu phục hồi gần 80-90% hình dáng và chức năng ăn nhai của răng.
Làm gì khi có răng sâu
Các bạn có thường nghĩ rằng nên làm gì khi có răng bị sâu: đáp án đưa ra là nhổ bỏ hay bảo tồn?
Điều này thì còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hư tổn của răng các bạn. Nếu trường hợp răng sâu nhẹ (chỉ mới hư hỏng trên bề mặt, mô răng mất chưa nhiều hoặc vi khuẩn chưa ăn lan sang tủy răng, tủy răng chưa chết…) thì giải pháp trám răng có thể giúp bạn bảo tồn được những chiếc răng này.
Tuy nhiên, nếu như răng bị sâu quá nghiêm trọng: sâu răng đã ăn lan sang tủy, tủy răng chết thì vẫn có thể chữa tủy và phục hình lại. Nhưng trong trường hợp răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến, răng sâu nặng nhiễm trùng chân răng và không có khả năng hồi phục… thì việc nhổ bỏ lúc này được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.
Nhổ răng sâu có nguy hiểm không?
Việc nhổ răng sâu không hề phức tạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện nay, các điều trị nhổ răng sâu đều diễn ra khá nhanh chóng và giảm thiểu sự đau đớn nhờ vào lượng thuốc tê và kĩ thuật gây tê hiệu quả của các y bác sĩ tại nha khoa.
Sau khi gây tê và nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý quanh chóp răng đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối cho vùng niêm mạc và nướu. Răng sâu sau khi nhổ đi sẽ được thay thế bằng giải pháp phục hình (có thể là mão răng, cầu răng, hoặc gắn Implant tùy nhu cầu của từng người). Bước thay thế răng bị sâu này khá là quan trọng vì nó không chỉ tạo hình ảnh thẩm mỹ cho người mất răng mà hơn hết còn duy trì chức năng ăn nhai giúp cho mọi sinh hoạt ăn uống, giao tiếp của họ không bị ảnh hưởng.
Sau khi bị mất răng sẽ tạo ra một khoảng trống giữa các răng, theo thời gian sẽ khiến cho các răng xung quanh có xu hướng nghiêng về răng bị mất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai của răng…do đó, bạn nên lựa chọn một phương pháp thay thế răng phù hợp và hiệu quả.
Những lưu ý khi nhổ răng sâu:
Răng sâu phải là những răng được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Răng sâu chỉ được phép nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.
Tốt nhất nên nhổ răng vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể khỏe mạnh nhất. Nhổ răng sâu vào thời gian này cũng thuận tiện hơn cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc thao tác và chăm sóc.
Răng sâu khi bị nhổ đi sẽ được cầm máu bằng băng se và cho cắn miếng bông nhỏ trong khoảng 30 phút.
Sau khi tiến hành nhổ răng xong, bệnh nhân cần phải uống thuốc theo toa của bác sĩ kê. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol) nhưng tuyệt đối không được dùng Aspirin (kể cả Aspirin PH8) vì chúng có thể sẽ gây chảy máu kéo dài.
Bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng
Nhổ răng sâu đúng cách và phù hợp sẽ mang lại cho các bạn một tình trạng sức khỏe răng miệng vô cùng tốt. Đừng bao giờ chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng của bản thân, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của răng bạn sau này.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: