Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 hoặc răng cối thứ 3 là răng mọc cuối cùng, thông thường nó mọc lên khi bạn 16 – 25 tuổi. Răng khôn có vai trò quan trọng trong sự gắn kết hoàn hảo của nướu răng. Tuy nhiên, nó lại rất dễ bị nhiễm trùng, viêm, sưng tấy,… khiến cho bạn đau đớn, khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi.
Tại sao mọc răng khôn lại đau?
Răng khôn do mọc sau cùng nên bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến răng mọc lệch, mọc ngầm. Khi răng mọc ngầm sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm, còn răng mọc lệch dễ dính thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Biến chứng thường gặp nhất khi răng khôn mọc lệch là viêm túi quanh răng rồi lan ra mô mềm xung quanh, mủ chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.
Các chuyên gia khuyên bạn nên chườm nước đá, muối, đinh hương, bạc hà, dầu ô liu, súc miệng xylitol và dầu quế để làm giảm đau trong khi mọc răng khôn. Ngoài ra, nếu xảy ra các biến chứng trên thì nên đến ngay phòng khám nha khoa để được điều trị kịp thời.
Có nhất thiết phải nhổ bỏ răng khôn?
Việc nhổ bỏ răng khôn là không cần thiết nếu chúng vẫn khỏe mạnh, hữu ích và không gây ảnh hưởng gì tới răng bên cạnh. Răng khôn thường liên quan tới các vấn đề về răng miệng nên điều quan trọng là bạn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Bạn nên đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đi khám định kỳ sức khỏe răng miệng thường xuyên 6 tháng/lần. Vệ sinh răng miệng không tốt sẽ dẫn đến mảng bám, sâu răng và các bệnh về lợi.
Trường hợp răng khôn mọc lệch, làm ảnh hưởng đến cơ hàm hoặc các răng khác thì việc nhổ bỏ là điều hoàn toàn cần thiết.
Khi nào thì nên nhổ răng khôn và bằng cách nào?
Viêm lợi vùng nướu răng khôn: phần lợi (nướu) ở răng khôn đang mọc sẽ bị viêm đỏ và sưng tấy lên, gây cảm giác đau, sốt và khó chịu. Mức độ đau từ ê ẩm khiến bạn lười, chán ăn cho tới những cơn đau hành bạn suốt ngày. Lúc này, bạn nên đến nha sĩ để được khám và điều trị.
Răng khôn tranh giành chỗ với các răng khác: khi răng khôn mọc ở trong cùng hàm chúng sẽ gây ra sức ép chen chúc lên những chiếc răng gần đó như xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa.
Gây sâu răng “tập thể” vì bản thân răng khôn đã rất khó vệ sinh nên dễ bị sâu hơn các răng khác, việc răng khôn mọc chen chúc cũng khiến cho việc đánh răng hàng ngày trở nên khó khăn hơn nhiều. Thức ăn sẽ dễ bám vào kẽ răng, khó lấy hơn từ đó dẫn tới việc răng bị sâu răng. Thậm chí nó còn làm những chiếc răng khác bị ảnh hưởng như nha chu do vệ sinh răng miệng kém, hay bị tiêu chân răng, viêm tế bào…
Bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt vì các răng khôn là nơi ẩn náu của nhiều vi khuẩn truyền nhiễm. Các vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng nướu răng có thể lây nhiễm qua đường máu, tim và thận. Nếu răng khôn của bạn đang có dấu hiệu của các biến chứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để được khám, điều trị hoặc nhổ bỏ chúng nếu cần thiết. Tiểu phẫu răng là cách nhanh và dễ dàng nhất để nhổ bỏ chúng. Nếu bạn đang có ý định về việc nhổ chúng, bạn nên nhổ lúc còn trẻ để tránh các biến chứng trong tương lai. Việc nhổ bỏ răng khôn sau tuổi 35 được cho là khó và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Bất cứ vấn đề thắc mắc nào xoay quanh vấn đề răng khôn đều sẽ được tư vấn kỹ lưỡng bởi bác sĩ nha khoa Sài Gòn B.H.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: