Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Hầu như mọi người chỉ quan tâm đến vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chỉnh hình răng, … mà ít ai quan tâm tới tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Tình trạng này rất phổ biến và nó gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nó ảnh hưởng tính mạng của người bệnh nữa đấy.

Những điều cần biết sau khi nhổ răng và cách xử lý

Răng khôn có nguy hiểm không?

Các biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn là nhiễm trùng gây viêm nướu và ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn, nhai của người bệnh; nặng hơn là gây sâu răng, xô đẩy làm lung lay hoặc nhiễm trùng chóp, tiêu xương những răng xung quanh, gây u nang trong xương hàm, gây phá hủy xương hàm; nặng nhất là nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đối với tính mạng bệnh nhân.

Theo các bác sĩ nha khoa: “Dù sớm hay muộn thì phần lớn những răng mọc lệch hay mọc ngầm đều sẽ gây ra các biến chứng. Thế nhưng, đa số bệnh nhân không hoặc chưa quan tâm đến việc điều trị dự phòng răng lệch, răng ngầm và chỉ khi các biến chứng này xuất hiện hay tái đi, tái lại nhiều lần mới đến khám và điều trị. Những trường hợp biến chứng nặng thường rất khó điều trị và phải chữa trị lâu dài”.

Điều trị dự phòng ra sao?

Vì sao nên nhổ răng số 8 mọc lệch mọc ngầm?

Răng khôn (răng số 8 hay răng cối thứ 3) là răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, thông thường là khi người ta ở độ tuổi 16 đến 25 nên răng mọc càng trễ, nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm càng cao. Vì khi đó, các răng khác đã mọc hết trên cung hàm nên không đủ chỗ để mọc, gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Răng khôn không hỗ trợ nhiều trong việc ăn nhai mà nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng. Chính vì vậy, nếu sau 18 – 25 tuổi mà vẫn không thấy răng khôn xuất hiện thì bạn nên đi khám để phát hiện biến chứng và có biện pháp xử lý.

Răng khôn mọc lệch sẽ đâm, xô lệch răng số 7 và gây nhồi nhét thức ăn ở khoảng trống giữa 2 răng này; đây chính là nguyên nhân làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, nhổ răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm là biện pháp bảo vệ răng số 7 – răng đảm nhận chức năng chính trong việc ăn, nhai.

Bên cạnh đó, răng khôn mọc thẳng nhưng bị nướu trùm do cung hàm không đủ chỗ thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách cắt mô mềm. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể sẽ gây biến chứng trùm răng, viêm nướu cao. Do vậy để điều trị hiệu quả nhất, răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm được bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ cả khi chưa có biến chứng.

Tại sao phải khám răng định kỳ thường xuyên?

bác sĩ tư vấn

Trên thực tế, răng mọc ngầm hay mọc lệch cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần nên được thực hiện khi còn nhỏ. Nên chăm sóc răng sữa cho bé yêu như thế nào để tránh răng sữa bị sâu, khi nào nên nhổ răng sữa cho bé,… Khi bé yêu của bạn đến tuổi thay răng, cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa uy tín để khám răng định kỳ nhằm phát hiện sớm tình trạng răng sữa không lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc phía dưới. Trường hợp này được các nha sĩ khuyến cáo nhổ sớm để làm trống chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên, nếu không sẽ gây tình trạng răng mọc lộn xộn trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ, khó vệ sinh răng miệng, dễ gây viêm răng và những biến chứng viêm răng, nướu về sau.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: