Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Những thói quen khiến răng của trẻ bị hư như: mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi, thở miệng, chống cằm,… không chỉ khiến răng của trẻ bị hô, vẩu, sai khớp xương hàm mà còn ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ sau này. Sau đây là những thói quen và những tác hại của nó đối với răng trẻ:
Mút tay và núm vú giả
Tác hại của những thói quen này phụ thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới răng và xương của trẻ như:
– Khiến răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.
– Má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới dẫn tới sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.
– Răng ở hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước, khiến trẻ phát âm khó khăn.
– Gây ra vẩu vì trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên.
Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới
Tật này có thể làm cho răng trên của trẻ bị vẩu và khớp cắn hở.
Thở bằng miệng
Cách thở này sẽ khiến khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây ra sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Chống cằm và mút môi trên
Thói quen này không khiến răng bị xô lệch một cách đáng kể ngay nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới.
Ngoài ra, các thói quen như cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng cũng rất có hại cho răng trẻ vì khiến răng bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, kẽ răng sẽ bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.
Cách giúp trẻ phòng tránh
Nên kiên quyết bắt trẻ từ bỏ những thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ. Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2 – 3 tháng tuổi, tìm cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng.
Nếu trẻ thở bằng miệng do các bệnh về mũi, cần phải cho đi khám ngay để điều trị một cách triệt để. Nếu trẻ vẫn thở bằng miệng thì có thể lấy băng gạc băng cằm lại để trẻ phải tập thở bằng mũi.
Chỉ cho trẻ cách xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.
Những thói quen xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Điều trị bệnh nha khoa ,Kiến thức nha khoa
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: