Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Chăm sóc răng cho trẻ là điều mà không phải ai cũng làm được một cách chu đáo và cẩn thận. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm có ích giúp các bạn hiểu rõ cũng như nắm vững kiến thức để chăm sóc răng miệng cho bé được tốt.

cham soc rang cho tre

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ

Thời điểm thích hợp cho việc chăm sóc?

Việc chăm sóc răng tốt cho bé bắt đầu trước khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.
Thường thì các em bé sinh ra đã có đầy đủ răng, bạn không thể nhìn thấy chúng vì chúng bị ẩn trong lợi. Răng sữa bắt đầu nhú lên khỏi lợi vào khoảng tầm 6 tháng tuổi, việc quan trọng là các bạn phải bắt đầu biện pháp chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt trước khi chiếc răng đầu tiên mọc ra.
Trẻ em sẽ mọc răng sữa trước 3 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng lúc khoảng 6 tuổi, đó là khi thời gian răng vĩnh viễn hay trưởng thành bắt đầu mọc ra. Răng vĩnh viễn của bé mọc ra trước lúc 13 tuổi.

Chăm sóc răng sữa cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên cũng là lúc mà các mẹ cần cân nhắc cũng như chăm sóc đặc biết hơn cho răng sữa ở trẻ. Ban đầu, mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Cách tốt nhất là nên tạo luôn thói quen vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn.

Chải răng cho trẻ như thế nào?

• Chải mặt ngoài cho các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu.
• Bắt đầu chải mặt nhai với bàn chải trẻ em có sợi lông mềm, dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn.
• Di chuyển dần vào răng trong và chải nhẹ nhàng.
• Chải mặt trong các răng cửa dưới, giữ bàn chải thẳng đứng, dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ nhàng theo hướng từ nướu đến bờ cắn.
• Phải chắc chắn đảm bảo rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức.

Những thói quen gây hại tới răng miệng bé

• Mút ngón tay và núm vú: Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng và xương.

• Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới: Những tật này có thể làm trẻ bị vẩu răng trên và khớp cắn hở.
• Thở bằng miệng: Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
• Chống cằm và mút môi trên: Thói quen này có thể không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới.

rang tre

Thói quen mút tay gây hại cho răng miệng trẻ

Cách phòng tránh cho trẻ

Để tránh các tình trạng kể trên xảy ra có thể gây hại cho tình hình răng miệng của trẻ, tốt nhất các bạn nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ. Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2-3 tháng tuổi nên nghĩ cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất khó chịu có mùi ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng.

Trường hợp nếu trẻ thở bằng mũi, cần cho bé đi khám ngay để điều trị triệt để. Còn nếu trẻ vẫn thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm bé lại để cho bé phải tập thở bằng mũi. Còn với những tật xấu như chống cằm, cắn môi, … hay xảy ra ở những trẻ lớn hơn, các bạn có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn.

Giúp trẻ có được một sức khỏe răng miệng tốt

Đã là bậc phụ huynh chắc hẳn ai cũng luôn mong muốn con em mình có được một tình trạng sức khỏe răng miệng thật tốt cùng với một hàm răng trắng bóng. Hãy cố gắng chăm sóc cho bé thật tốt bằng việc thường xuyên đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cụ thể về răng miệng trẻ em.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: