Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Điều trị tủy răng là thủ thuật nha khoa thường được áp dụng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh răng miệng. Tuy nhiên, có nên điều trị tủy hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

khám răng

Có nên điều trị tủy răng không?

Chỉ nên điều trị tủy khi thật sự cần thiết. Nếu không phải là trường hợp thật sự cần thiết thì không nên điều trị tủy vì:

– Khi lấy tủy rồi thì răng bạn sẽ không còn được chắc khỏe như còn tủy. Răng sau khi chữa tủy sẽ rất giòn và dễ bị gãy vỡ, nên bạn không được cắn, nhai những vật, thực phẩm cứng, dòn.

– Đối với chiếc răng còn tủy thời gian sử dụng là suốt đời nếu chăm sóc đúng cách, còn với chiếc răng đã chữa tủy thì chỉ có độ bền trong khoảng 15 – 25 năm. Càng về sau, răng càng dòn dễ bị mẻ và bị gãy ngang.

Chính vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên điều trị tủy răng hay không.

Các trường hợp điều trị không cần lấy tủy:

– Răng bị sâu nhẹ, không gây ra đau nhức.

– Bọc răng sứ và cầu răng cho các răng sâu, mẻ, vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy hoặc cho những trường hợp mất răng.

– Phục hình thẩm mỹ cho những răng sậm màu, nhiễm tetracycline mà không thể tẩy trắng được, bọc sứ cho răng thưa, răng lệch lạc nhẹ mà không cần phải nắn chỉnh răng.

Những trường hợp cần phải điều trị tủy

– Bạn bị đau hoặc nhói khi ăn nhai.

– Răng bị sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.

Để xác định trường hợp của bạn có nên lấy tủy hay không? Hãy đến phòng khám nha khoa Sài Gòn B.H để được khám và tư vấn chi tiết hơn nhé!

Xem thêm:

Những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm tủy

Chữa tủy an toàn và triệt để

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: