Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm, khi chúng ta ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng mang lại rất nhiều phiền toái cho bạn. Những rắc rối mà bạn có thể gặp phải khi răng khôn mọc lệch:
Gây xô lệch các răng
Thông thường hàm răng con người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng ( 14 răng ở hàm trên và 14 răng ở hàm dưới). Khi răng khôn mọc, do xương hàm không còn đủ chỗ trống nên nó sẽ đâm sang chiếc răng bên cạnh, khiến cho chiếc răng này bị tiêu hủy dần, lung lay, nặng hơn nó sẽ xô đẩy chèn ép dây chuyền lên toàn bộ hàm răng khiến cho các răng bị xô lệch.
Viêm lợi, nhiễm trùng nướu
Vì răng khôn là răng mọc trong cùng nên rất khó để vệ sinh sạch, thức ăn và vi khuẩn rất dễ tích tụ lại, lâu ngày gây ra sâu răng hoặc gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến tình trạng sưng đau, hôi miệng,… Viêm nướu răng sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực khác như má, mang tai,… Nghiêm trọng hơn bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Gây u, nang xương hàm
Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài hàng năm trời, mỗi năm, răng chỉ nhú lên một chút rồi không có bất kỳ dấu hiệu gì trong suốt một khoảng thời gian dài. Việc mọc răng như thế này khiến cho răng rất dễ bị nhiễm trùng mãn tính. Kết quả là hình thành nên khối u xương hàm và nang thân răng, gây tổn thương nặng nề cho hàm răng.
Rối loạn về phản xạ và cảm giác
Có nhiều trường hợp răng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đâm vào bên trong hàm hoặc đâm vào má khiến dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng mất cảm giác ở môi, da và niêm mạc răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những sinh hoạt ăn uống hàng ngày của bạn.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn được chỉ định nhổ bỏ khi: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc gây cho bạn những biến chứng như đau, sưng, viêm, sâu răng,… răng khôn mọc lệch khỏi cung hàm thì không có tác dụng cho việc ăn nhai mà còn gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng.
Độ tuổi nhổ răng khôn thích hợp nhất là từ 17 – 25 tuổi. Đối với những người lớn tuổi, mắc các bệnh tim mạch, phổi, máu và tiều đường,… thì nên đến gặp bác sĩ để được khám, chụp phim và đưa ra những tư vấn trước khi quyết định nhổ răng nhằm tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
– Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn?
– Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Theo kênh14
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: