Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3 và thường xuất hiện cuối cùng trên cung hàm của bạn. Việc loại bỏ răng nên được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa, nhất là những răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm.
6 biến chứng khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Viêm lợi trùm răng
Trong quá trình mọc răng bạn thường bị sốt, đau vùng góc hàm và viêm nướu quanh bề mặt răng, nặng hơn là dẫn đến viêm các tổ chúc liên kết gây sưng mặt. Để điều trị bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa khuyên nên cắt lợi trùm, tuy nhiên các làm này chỉ tạm thời nên viêm lợi trùm thường tái phát.
Nha chu
Theo thống kê của nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, … thì xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách thì bệnh viêm nha sẽ dễ dàng phát triển hơn bình thường.
Răng mọc chen chúc
Do răng khôn là răng mọc cuối cùng nên thường đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh tạo nên sự chen chúc ở răng cửa. Để ngăn ngừa răng mọc chen chúc thì việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
Răng khôn có làm ảnh hưởng tới các răng khác không?
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ tạo điều kiện cho sự nhồi nhét, mảng bám thức ăn và dẫn đến sâu răng ở vùng này. Nghiêm trọng hơn là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây tiêu chân răng ở các răng kế cận gây mất răng.
Viêm tế bào
Biểu hiện của bệnh là má bị phồng, da căng, sưng đỏ,… người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, nóng sốt, mệt mỏi, nhai khó hoặc nặng hơn là cứng toàn hàm. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì mủ sẽ thoát ra ngoài qua da hoặc lỗ trong miệng.
U nguyên bào men
Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
Lợi ích khi giữ lại răng khôn
Răng khôn khi mọc đúng vị trí sẽ thực hiện đầy đủ các chức năng của nó và giúp răng chắc khoẻ.
Trong một số trường hợp mất răng số 7 – răng thực hiện chức năng chính trong việc ăn nhai và răng khôn mọc thẳng thì chiếc răng này sẽ được dùng làm trụ cho phục hình cầu răng của bạn.
Bạn sẽ không phải trải qua một cuộc tiểu phẫu nhổ răng và không bị các tai biến có thể xảy ra.
4 bất lợi khi nhổ bỏ răng khôn
Viêm ổ răng khôn chiếm 1 – 5% trong tổng số các biến chứng và thường xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam.
Nhiễm trùng sau phẫu thuật tuy rất hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm.
Biểu hiện của tổn thương dây thần kinh thường là tê môi, tê lưỡi, nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là tổn thương vĩnh viễn.
Sưng mặt xảy ra trong các trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và sẽ giảm dần nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ nha khoa.
Lợi ích khi nhổ răng khôn
Người bệnh càng nhỏ tuổi càng ít gặp các biến chứng, đặc biệt với răng khôn đã gây khó chịu thì cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Mức độ khó cũng như các biến chứng sau phẫu thuật thường gia tăng theo độ tuổi.
Thời gian lành vết thương nhanh hơn khi những chân răng khôn này chưa đóng chóp và xương hàm chưa bị axit hóa hoàn toàn.
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có được quyết định đúng đắn trong việc nên giữ hay nhổ bỏ răng khôn. Ngay cả bác sĩ chuyên khoa cũng không biết trước được chiếc răng khôn của bạn liệu có gây biến chứng gì hay không, tuy nhiên họ có thể cho bạn biết tình trạng hiện tại của nó. Vì vậy bạn đừng băn khoăn, ngần ngại đến khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa ,Nhổ răng tiểu phẩu ,Tư vấn nha khoa
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: