Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Nhiều người bị tiểu đường lo ngại việc nhổ răng vì vết thương rất khó lành lại còn có thể bị nhiễm trùng. Vì khi bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Đường trong máu cao khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm
Các chuyên gia y tế cho rằng, vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường và viêm răng còn có liên quan với nhau. Bị bệnh tiểu đường có thể dẫn tới viêm răng, và viêm răng cũng có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Người lớn tuổi cũng thường bị viêm răng và viêm nha chu. Trong miệng có nhiều loại vi khuẩn, trong đó có một số loại vi khuẩn sản sinh độc tố đi vào máu sẽ phá hoại sự hình thành insulin, khiến cho lượng đường trong máu tăng lên.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường bị sâu răng, đặc biệt là bị mủ ở chân răng. Người bệnh ngoài việc phải chú ý uống thuốc để khống chế lượng đường huyết, còn cần phải chú ý vệ sinh răng miệng.
Bị bệnh tiểu đường có nhổ răng được không?
Khi răng bị sâu, đau không thể giữ lại được thì cũng cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là dễ bị nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành. Vì vậy, trước khi nhổ răng cần xét nghiệm thử lượng đường trong máu.
Nếu chỉ số đường huyết duy trì ở mức 7-10 mmol/lít thì có thể đi nhổ răng ngay. Nếu vượt quá con số trên thì phải điều trị tích cực để giảm xuống dưới 10 mmol/lít rồi mới nhổ.
Khi nhổ răng, phải đến những cơ sở nha khoa tin cậy, có đầy đủ trang thiết bị và phải được khử trùng an toàn tuyệt đối để tránh viêm nhiễm. Lưu ý, không được tự ý nhổ ở nhà.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: