Gọi lại cho tôi | Đặt lịch hẹn |
Những chiếc răng bị sâu không chỉ làm ảnh hưởng tới toàn hàm mà còn khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Công Viên – Nha Khoa Sài Gòn B.H để biết được răng khôn bị sâu có nên nhổ không nhé.
Nguyên nhân răng bị sâu
Nguyên nhân răng bị sâu là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng.
Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng.
Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu.
Răng bị sâu có nên nhổ không
Răng sâu được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn là một mức độ của răng sâu. Tùy vào tình trạng của bạn mà nha sỹ có thể quyết định xem có nên nhổ hay không. Không phải chiếc răng khôn nào bị sâu cũng có thể nhổ được, thực tế có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.
Tuy nhiên, nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng: mức độ sâu răng đã ăn lan sang tủy; tủy răng chết gây nhiễm trùng, răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến… thì nhổ bỏ được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.
Giải pháp điều trị cho răng bị sâu
– Nếu răng bị sâu nhẹ, bị vỡ mẻ ít, chưa gây viêm tủy thì có thể điều trị bằng cách hàn trám. Đây là cách hỗ trợ điều trị răng sâu khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Trước đó, vết sâu cần được làm sạch để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị bệnh, tránh cho mầm bệnh phát triển trở lại.
Thao tác hàn trám cũng khá đơn giản: vật liệu trám sẽ được đưa lên chỗ răng bị sâu, trám bít tái tạo hình dáng của răng và chiếu đèn laser để đông cứng vết trám. Tuy nhiên, hàn trám răng sâu cũng đồng nghĩa với việc bạn cần phải hàn trám nhiều lần trong đời bởi vết trám có độ bền không được cao. Nếu răng sâu bị mẻ lớn thì tốt nhất nên bọc sứ thay vì hàn trám thông thường.
Xem thêm: Trám răng ở đâu uy tín tại Biên Hòa ?
– Trường hợp răng sâu nặng, bị vỡ mẻ gần hết cấu trúc răng, tủy răng chết gây nhiễm trùng và áp xe xương ổ răng thì bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng để loại trừ những nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ khoang hàm.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng bị sâu
Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.
Trong trường hợp sau khi nhổ răng có cảm giác đau và khó chịu. Bác sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa cho bạn. Bạn cũng nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút. Bạn nên uống bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng.
Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm. Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu bạn vẫn còn thấy sưng, đau nhiều, chảy máu hay sốt, hãy báo với bác sĩ nha khoa ngay nhé.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Nhổ răng tiểu phẩu
Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: