Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Hiện tượng ê buốt và nhức răng khi ăn khi nhai có thể là biểu hiện của các bệnh lý hoặc vấn đề răng miệng tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt và nhức răng khi ăn

Tình trạng ê buốt và đau răng khi ăn nhai có thể là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng hoặc chấn thương.

Các răng khỏe mạnh không bị ê buốt, đau nhức khi ăn nhai là do các mô có thể cảm nhận được các kích thích từ môi trường của răng, gồm ngà răng và tủy răng được bao bọc và bảo vệ toàn diện bởi men răng.

Khi men răng bị mẻ, vỡ, mài mòn thì ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, khiến bệnh nhân bị ê buốt và đau nhức khi ăn các thực phẩm nóng lạnh, chua ngọt.

– Răng bị sâu, viêm tủy: Sâu răng là bệnh lý răng miệng liên quan đến sự tổn thương của các mô răng. Nếu không được điều trị kịp thời, lỗ sâu có thể ăn sâu vào tủy răng, khiến bệnh nhân bị đau buốt, đau nhức khi ăn nhai.

– Răng bị chấn thương: Các chấn thương về răng như nứt, gãy, mẻ, vỡ… cũng có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn nhai. Đặc biệt là khi chúng bị chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tủy răng.

– Do bệnh về nướu: Nướu răng bị viêm thường nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị đau nhức, ê buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài. Biểu hiện của bệnh là nướu răng bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, sờ vào thấy mềm. Có thể có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu.

– Răng bị mài mòn quá mức: Khi răng bị mài mòn nghiêm trọng, để lộ ngà răng và tủy răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt và đau răng khi ăn nhai các thực phẩm nóng lạnh hoặc có vị chua ngọt. Răng thường bị mòn ở mặt nhai và cổ răng.

Mỗi vấn đề trên đều đi kèm với một số triệu chứng nhất định, bạn có thể dựa trên các đặc điểm này để xác định tình trạng ê buốt và đau răng của mình là do đâu.

Thế nhưng, dù là do nguyên nhân nào, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh ủ bệnh tại nhà.

Biện pháp khắc phục tình trạng ê buốt và nhức răng khi ăn

Tại nha khoa, sau khi bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang (nếu cần thiết) để xác định tình trạng thực tế của chiếc răng, từ đó, đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp răng bị ê buốt, sâu mẻ do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, mòn men… bác sĩ sẽ điều trị triệt để, loại bỏ tác nhân, nguy cơ gây bệnh và phục hình răng. Nếu bệnh đã ảnh hưởng đến tủy, các kỹ thuật chữa tủy răng sẽ được chỉ định.

Trường hợp răng bị ê buốt, đau nhức do chấn thương, bác sĩ sẽ tái tạo lại hình dáng răng bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ.

+ Trám răng: là quá trình bác sĩ phủ từng lớp vật liệu trám răng chuyên dụng lên trên bề mặt răng để che phủ, bảo vệ các mô răng thật và lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng.

Phương pháp này thường được chỉ định để phục hình các răng bị sâu hỏng, mòn men, chấn thương nhẹ… mà số lượng các mô răng bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy.

Bọc răng sứ: là quá trình bác sĩ mài đi một phần mô răng bên ngoài các răng cần bọc sứ. Sau đó, lắp cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Răng sứ sẽ bao bọc và bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu răng bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và tư vấn cho bệnh nhân kỹ thuật trồng răng giả phù hợp. Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân, bệnh nhân có thể lựa chọn trồng lại răng bằng răng Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

Phòng ngừa tình trạng ê buốt và đau nhức răng khi ăn nhai

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng và chấn thương bằng cách thiết lập cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ tại nha khoa, ăn uống khoa học, đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao.

Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách:

Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.

Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang.

Đánh răng sau khi ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như kẹo, bánh ngọt… Bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm này.

Uống hoặc súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn các loại thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi… Bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm này.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng.

Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần.

Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao.

Sử dụng máng chống nghiến nếu có tật nghiến răng.

Trên thực tế, chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định chính xác nguyên nhân tình trạng bị ê buốt và nhức răng khi ăn. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên thu xếp thời gian đến nha khoa Sài Gòn B.H để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Nha khoa Sài Gòn B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: